Văn phòng đại diện là gì?

Trong quá trình nền kinh tế thị trường đang phát triển thì Văn Phòng Đại Diện luôn là xu hướng được ưa chuộng dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng IBC OFFICE tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, chức năng và một số ưu nhược điểm của Văn Phòng Đại Diện nhé.

1/ Khái niệm Văn Phòng Đại Diện:
Văn Phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 và được mở tại một địa bàn mà Doanh nghiệp đó không có trụ sở. VPĐD có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

2/ Chức năng của Văn Phòng Đại Diện:
Các chức năng của VPĐD gồm:
  – Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh nên không được thực hiện các hoạt động phát sinh doanh thu, chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ;
  – Văn phòng đại diện giữ vai trò liên lạc, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đối tác và khách hàng tại khu vực đặt VPĐD;
  – Giúp doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị trường mới;
  – Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm;
  – Giải đáp và tư vấn các thắc mắc cho khách hàng;
  – Rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện thưa kiện về sự vi phạm đó.

3. Ưu và nhược điểm khi thành lập Văn phòng đại diện:
– Ưu điểm của văn phòng đại diện
   + Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh thành phố hoặc khác;
   + Không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế và không phải nộp thuế môn bài;
   + Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.

– Nhược điểm của văn phòng đại diện
   + Không được phát sinh việc kinh doanh tại văn phòng đại diện;
   + Khi thay đổi trụ sở văn phòng đại diện sang quận khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi có địa chỉ cũ vì văn phòng vẫn phát sinh nghĩa vụ thuế khi trả lương cho nhân viên (thuế thu nhập cá nhân). Do đó, trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
  – Thông báo thành lập văn phòng đại diện;
  – Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
  – Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
  – Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  – 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  – Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ; 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.

Trường hợp doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài
  – Thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại nước sở tại;
  – Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài; Công ty chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền ra nước ngoài cho văn phòng hoạt động;
  – Sau khi có giấy phép tại nước ngoài nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính để cập nhật thông tin trên Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Hãy liên hệ ngay với IBC, để IBC hỗ trợ mọi thủ tục thành lập Doanh nghiệp với mức phí ưu đãi nhất!