Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới

Bạn muốn thành lập một doanh nghiệp, bước đầu tiên, phải kế hoạch kinh doanh (tính và tìm nguồn vốn, chọn ngành nghề) sau đó là chọn loại hình phù hợp và thành lập công ty. Nếu bạn đã tự chuẩn bị tất cả mọi thứ, nhưng lại không nắm các thủ tục pháp lý phức tạp, hãy đến để IBC hỗ trợ bạn nhé!
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, loại hình doanh nghiệp Việt Nam đang chia thành 5 hình thức cơ bản như sau:

Mỗi loại hình đều có điều kiện, đặc điểm và thủ tục để thành lập khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn chọn được loại hình phù hợp.

I. Đặc điểm các loại hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn, được chia thành 2 hình thức nhỏ, là: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

     – Công ty TNHH một thành viên: là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
     – Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó: Số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Lưu ý: Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.
Công ty cổ phần (Công ty CP) là loại hình công ty mà trong đó Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần.
– Các thành viên góp vốn được gọi là cổ đông, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp);
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Cái nhìn từ phía nhà đầu tư thì loại hình Công ty CP cho phép họ được chia sẻ rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, loại hình này đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư.

Công ty Hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty;
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Ngoài ra, dựa vào nguồn vốn đầu tư có thể phân định công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay công ty 100% vốn Việt Nam.

II. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty được pháp luật quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
– Xác định loại hình doanh nghiệp.
– Tiến hành đặt tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở giao dịch của công ty.
– Tiến hành đăng ký vốn điều lệ.
– Tiến hành lựa chọn chức danh người đại diện công ty.
– Tiến hành lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
– Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền sẽ lựa chọn một trong các phương thức sau để nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử. Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tiến hành giải quyết hồ sơ
Thông thường, sau 03 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký Kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ hồ sơ và có thông báo cụ thể cho doanh nghiệp. Nếu từ chối hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo cụ thể lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

III. Điều kiện thành lập doanh nghiệp
• Điều kiện về chủ thể thành lập được quy định rõ tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
• Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
• Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập: Được quy định rõ tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020.
• Điều kiện về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Được quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020.
• Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Lệ phí được quy định tại thông tư 215/2016/TT-BTC, thông tư 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 215/2016/TT-BTC và thông tư 47/2019/TT-BTC.
Các loại chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp: Khi các cá nhân/tổ chức tiến hành đăng ký thành lập công ty sẽ phải bỏ ra một số chi phí, lệ phí cơ bản sau:
• Lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
• Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
• Ngoài ra cá nhân/tổ chức còn phải chi trả một số loại chi phí khác như:
+ Phí làm con dấu Phí mở tài khoản ngân hàng
+ Phí mua chữ ký số/token
+ Phí tạo mẫu + mua hóa đơn
+ Phí dịch vụ khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài, …

IV. Các điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các loại hồ sơ và thủ tục cơ bản sau, để tránh bị xử phạt.
1. Tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu;
2. Tiến hành mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để đảm bảo quá trình nộp thuế lẫn thực hiện giao dịch kinh doanh về sau được thuận lợi;
3. Tiến hành mua chữ ký số: Chữ ký số là công cụ điện tử cực kỳ quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, chúng được dùng để thực hiện hồ sơ, thủ tục qua mạng gồm: Ký hợp đồng online, bảo hiểm xã hội, giao dịch qua ngân hàng, nộp tờ khai, báo cáo thuế… mà không mất thời gian in ấn, đi lại hay đóng dấu;
4. Tiến hành treo bảng hiệu doanh nghiệp;
5. Tiến hành làm thủ tục phát hành hóa đơn Thủ tục phát hành hóa đơn hay còn gọi là hóa đơn VAT;
6. Tiến hành hoàn thiện điều kiện về chứng chỉ, giấy phép và vốn;
7. Tham gia bảo hiểm cho người lao động.

Vì sao nên sử dụng dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp của IBC OFFICE?
     1. Đội ngũ hỗ trợ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: chuyên xử lí các hồ sơ thành lập Công ty vốn 100% VN, Công ty vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện,…
     2. Với sự chuyên nghiệp, IBC sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian
     3. Thái độ phục vụ của chuyên viên luôn được IBC đề cao: lắng nghe và tư vấn thông tin phù hợp với mục đích của bạn, giải đáp mọi thắc mắc về thủ tục.

Liên hệ IBC Office ngay để được tư vấn và hỗ trợ mọi thủ tục!

0906391090